Gân Achilles là gân lớn nhất trong cơ thể, dù điều trị bảo tồn hay phẫu thuật nối gân thì tập luyện rất quan trọng để thúc đẩy quá trình liền, bảo tồn chức năng khớp cổ chân và đặc biệt là không ''bị đứt lại"
Các nguy cơ sau mổ nối gân, ghép gân:
Đứt lại (3-6%): thường do tập sai, đi tì lực quá sớm sau phẫu thuật
Nhiễm trùng vết mổ <1%, nếu xảy ra thường ngày thứ 5-7 sau mổ với biểu hiện vết mổ đau, đỏ, chảy dịch đục...
Huyết khối tĩnh mạch chi dưới <1%, thường xảy ra ngày thứ 3 đến 2 tuần sau mổ, biểu hiện chân mổ sưng, nặng
Huyết khối động mạch phổi < 0.2%, biểu hiện đau ngực khó thở và có thể dẫn tới tử vong
Rối loạn cảm giác da xung quanh vết mổ: do tổn thương nhánh thần kinh cảm giác trong mổ, thường hồi phục từ từ, mức độ hồi phục tùy thuộc vào từng bệnh nhân
Nguy cơ chậm liền vết thương: do da căng, giảm tưới máu, nhiễm trùng...
Thích nghi dần sinh hoạt hàng ngày với chân phẫu thuật
Chú ý
Nẹp: Đeo nẹp liên tục ở thư thế trùng gân Achilles
Chưa được đì tì lực (cần đi nạng)
Nâng cao chân: vào thời điểm tối đi ngủ
Bài tập
Bài tập tuần hoàn: cử động các ngón chân
Bài tập lấy lại tầm vận động khớp lân cận: khớp gối
Khớp háng
Bài tập sức mạnh: Tập sức mạnh cơ tứ đầu đùi, cơ gốc đùi, cơ phía ngoài đùi (nhị đầu)
Tập như thế nào: mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 15-30 phút, để sang giai đoạn tiếp thì phải được phép của phẫu thuật viên
GIAI ĐOẠN 2: TUẦN THỨ 2-6 SAU MỔ
Mục tiêu
Giảm sưng hoàn toàn, tiếp tục duy trì chức năng khớp háng và gối
Tập đi nạng tì lực dần khi đeo giày nâng gót (CAM boot): Tuần thứ 2-4 độn gót cao 4-6cm, tuần thứ 4-6 độn gót 2-4cm
Gấp dần bàn chân về phía mu tới khi bàn chân vuông góc với cẳng chân
Chú ý
Đi nạng: ban đầu chỉ tì khoảng 25-50% lực lên chân mổ, khi đi không duỗi gối quá mức (dẫn tới gấp cổ chân làm căng gân gót) -> nên để bác sĩ hướng dẫn
Nâng cao chân khi ngủ để giảm sưng nề
Bài tập
Bài tập các động tác gấp, duỗi, nghiêng khớp cổ chân
Bài tập sức mạnh: giống như giai đoạn trước, tập thêm bài tập kháng trở như hình
Bài tập khác: Bài tập sức mạnh cơ trung tâm (Core stability) và bài tập giãn cơ
Tập như thế nào: mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 15-30 phút, để sang giai đoạn tiếp thì phải được phép của phẫu thuật viên
GIAI ĐOẠN 3: TUẦN THỨ 8-16 SAU MỔ
Mục tiêu
Đi tì hoàn toàn trọng lực khi đi giày hỗ trợ cổ bàn chân (waker boot), từ từ tiến tới bỏ giày. Sau tuần thứ 8 bỏ nâng gót chân, sau tuần thứ 12 bỏ giày
Tập dần bỏ nạng, nhưng nếu thấy đi lại khó khăn thì quay lại dùng nạng
Dần dần gấp bàn chân về phía mu chân
Tập sức mạnh cơ bụng chân
Bài tập
Bài tập sức mạnh của khớp cổ chân
Bài tập sức mạnh cơ bụng chân
Bài tập cảm nhận thăng bằng (áp dụng người trẻ, nhu cầu chơi thể thao từ tuần thứ 8-12)
GIAI ĐOẠN 4: TỪ 16 TUẦN SAU MỔ (tập để quay lại chơi thể thao -> hướng dẫn riêng)
Bài viết mang tính chất tham khảo nên không tự chẩn đoán bệnh. Hãy đến gặp Bác sĩ để khám và tư vấn đầy đủ. Liên hệ Bs Cường 0935565678, Ths Dũng: 0827384726